TPP kéo theo làn sóng đầu tư quốc tế vào Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Mỹ sau khi Hiệp định TPP được ký kết. Trang CNBC của Mỹ nhận định, Hiệp định Đố...



Ngành dệt may Việt Nam kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Mỹ sau khi Hiệp định TPP được ký kết.

Trang CNBC của Mỹ nhận định, Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ kéo theo làn sóng đầu tư quốc tế vào Việt Nam.
Theo kênh thông tin kinh tế và tài chính Mỹ (CNBC), Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi lớn nhất khi tham gia TPP, tiếp theo sau là Malaysia và Nhật Bản.
CNBC đưa tin, cuộc đàm phán cấp bộ trưởng về TPP được tiến hành từ ngày 28/7. Việc đàm phán TPP đã diễn ra trong suốt 5 năm qua, nhưng lần này các bên tham gia bày tỏ sự nhất trí cao, mở ra triển vọng sớm ký kết hiệp định thương mại thế hệ mới này.
Phó chủ tịch phụ trách khu vực Châu Á tại Phòng Thương mại Mỹ (USCC) Tami Overby cho biết ông đã nói chuyện với các nhà đàm phán của Mỹ cũng như của nước khác và các bên đều kỳ vọng vào một kết quả khả quan rằng “TPP có thể đạt được trong tầm tay”.
CNBC nhận định, trong cuộc chơi trên “sân” TPP, sẽ chỉ toàn kẻ thắng cuộc, không bên nào phải chịu thua thiệt.
Những nước hưởng lợi
Giám đốc điều hành Deborah Elms của Trung tâm Thương mại Châu Á (ATC) cho rằng, quốc gia được hưởng lợi nhất từ TPP sẽ là Việt Nam khi nhà đầu tư quốc tể tràn vào thị trường này.
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) cũng đồng ý với quan điểm trên khi cho rằng Mỹ giảm thuế các mặt hàng may mặc, giày dép (những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam) sẽ thúc đẩy giao dịch thương mại Mỹ-Việt, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, TPP sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong số các thành viên.
PIIE cũng dự đoán tăng trưởng nguồn thu và xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt tương ứng khoảng 13,6% và 31,7%, cao nhất so với các thành viên khác, nhờ lợi ích từ TPP mang lại.
Theo Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của IHS, Malaysia vẫn chưa có hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Canada và Mexico nên nước này là thành viên được hưởng lợi lớn thứ 2 khi tham gia TPP.
Hiệp định TPP cũng là một lợi thế lớn đối với Nhật Bản khi nước này có thể tận dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ, vốn tương đối kém cạnh tranh.
Không bên nào phải chịu thiệt
Không có thành viên TPP nào phải chịu thiệt khi thỏa thuận được ký kết bởi hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại giữa tất cả các nước tham gia.
Tuy nhiên, theo PIIE, Trung Quốc là nước được hưởng lợi ít khi vào TPP bởi phải cạnh tranh với các mặt hàng xuất khẩu từ các thị trường khác.
Do ngành dệt may Việt Nam được hưởng lợi lớn từ thị trường Mỹ, các nhà xuất khẩu may mặc và quần áo tại Châu Á có thể bị ảnh hưởng, như Bangladesh, Campuchia, Pakistan và Sri Lanka.
Ngành xuất khẩu dệt may và quần áo của Ấn Độ chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu trong khoảng 2014-2015. Vì vậy, chắc chắn Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng khi TPP được ký kết.
Ngoài ra, PIIE dự đoán Châu Âu sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do khu vực này đã ký kết nhiều thỏa thuận thương mại song phương với các nền kinh tế Châu Á. Thậm chí khu vực này đang đàm phán Hiệp định Kinh tế Chiến lược Đại Tây Dương (TTIP) với Mỹ.
Thời khắc lịch sử của TPP
Các cuộc đàm phán TPP trước đây đã bị trì hoãn bởi nhiều vấn đề liên quan đến dược phẩm, trợ cấp nông nghiệp, xuất khẩu sữa… Tuy nhiên, cuộc đàm phán lần này có nhiều hy vọng được ký kết khi các bên đều có sự nhất trí cao. Hơn nữa, các chuyên gia nhận định vòng đám phán này là cơ hội thuận lợi cuối cùng để hoàn thành thỏa thuận.
Trong trường hợp TPP không được ký kết, các bên sẽ phải đợi cho đến kết thúc cuộc chạy đua bầu cử tổng thống Mỹ vào năm sau. Với khoảng thời gian dài như vậy, nhiều rủi ro có thể xảy ra.
Bà Tami Overby, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (USCC) tại châu Á, cho rằng, thỏa thuận TPP sẽ được ký kết dựa trên những nguyên tắc cơ bản, còn những điều khoản chi tiết sẽ được đàm phán sau.
Kỳ vọng về TPP sớm được ký kết, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ cũng đưa ra những ví dụ về thời khắc lịch sử khi Hy Lạp đạt được sư đồng thuận với các chủ nợ quốc tế trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công, Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc phương Tây sau chặng đường đầy gian nan.
(Theo VOV)

COMMENTS

Name

batdongsan,7,biquyetduhoc,6,cauchuyenlamgiau,14,cohoigiaothuong,7,congnghe,21,cuoi,11,duhoc,18,duhoccanada,1,duhocmy,6,duhocquocgiakhac,1,duhocsingapore,1,duhocuc,7,khoinghiep,16,kinhdoanh,39,sanphammoi,13,taichinhchungkhoan,6,thuongmaidientu,8,tintuccongnghe,8,
ltr
item
Blog's Tổng hợp: TPP kéo theo làn sóng đầu tư quốc tế vào Việt Nam
TPP kéo theo làn sóng đầu tư quốc tế vào Việt Nam
http://cms.cohoigiaothuong.com.vn/Cms_Data/Contents/cohoigiaothuong/Media/Det%20May-Da%20giay/DetMay-%20cong%20nhan%20nu%20ao%20do.jpg
Blog's Tổng hợp
https://metnghi.blogspot.com/2015/08/tpp-keo-theo-lan-song-au-tu-quoc-te-vao.html
https://metnghi.blogspot.com/
https://metnghi.blogspot.com/
https://metnghi.blogspot.com/2015/08/tpp-keo-theo-lan-song-au-tu-quoc-te-vao.html
true
6504384888097051418
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share. STEP 2: Click the link you shared to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy